Gần 400 sinh vật chỉ mới được phát hiện ở khu vực sông Mekong mở rộng có thể sớm bị tuyệt chủng do mất môi trường sống vì hoạt động của con người, tổ chức Động vật hoang dã Thế giới (WWF) cảnh báo trong một báo cáo công bố hôm thứ Hai. Những khám phá này được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu quốc tế làm việc tại 5 quốc gia trong khu vực đa dạng sinh học rộng lớn trong khoảng thời gian 2 năm, từ 2021 đến 2022. Ông K. Yoganand, trưởng nhóm khu vực Đại sông Mekong của WWF cho biết rằng hhững loài sinh vật và thực vật đáng chú ý này có thể là mới phát hiện đối với khoa học, nhưng chúng đã có mặt và phát triển tại khu vực đại sông Mê Kông từ hàng triệu năm nay, và ở đó rất lâu trước khi loài người chuyển đến khu vực này.
Ông Yoganand nói: “Chúng tôi có nghĩa vụ làm mọi thứ để ngăn chặn sự tuyệt chủng của chúng, bảo vệ môi trường sống và giúp chúng phục hồi.” Theo báo cáo của WWF, các nhà khoa học đã phát hiện tổng cộng 290 loài thực vật, 19 loài cá, 24 loài lưỡng cư, 46 loài bò sát và 1 loài động vật có vú, nâng tổng số loài thực vật, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú tại khu vực Tiểu Mekong từ năm 1997 lên đến gần 4000 loài.
Nhưng trong khi những khám phá nhấn mạnh sự đa dạng sinh học phong phú của khu vực, nơi sinh sống của hơn 300 triệu người và bao gồm Thái Lan, Miến Điện, Lào, Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam, nó cũng làm nổi bật các mối đe dọa đang gia tăng đối với động vật hoang dã do con người gây ra, với thói quen lấn chiếm. Theo ông Trương Nguyen từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sự đa dạng sinh học phong phú của khu vực Mekong đang phải đối mặt với những áp lực to lớn từ sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số, dẫn đến nạn phá rừng, ô nhiễm và khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên.