Theo một cuộc khảo sát năm 2022 Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), có hơn 1/4 người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho biết họ quá căng thẳng trong cuộc sống.
Những người trưởng thành cho rằng lạm phát, bạo lực và tội phạm, chính trị,và vấn đề chủng tộc là những nguyên nhân gây căng thẳng. Có những yếu tố gây căng thẳng phổ biến khác như: các mối quan hệ chung quanh, sự năng động và trách nhiệm trong gia đình cũng như những xung đột trong công việc và trường học.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, sự căng thẳng gây ra các triệu chứng về thể chất, cảm xúc hoặc tâm lý.
Sự căng thẳng này có thể đến từ vật chất (chẳng hạn như đang ai đó rượt đuổi), căng thẳng về cảm xúc ( mối quan hệ không tốt) hoặc các yếu tố gây căng thẳng (có thể là thật hoặc tưởng tượng).
Căng thẳng có thể diễn ra trong thời gian ngắn và nhất thời, chẳng hạn như suýt bị tai nạn trên xa lộ. Căng thẳng cũng có thể là mãn tính, kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Căng thẳng mãn tính có thể liên quan đến các vấn đề khó khăn về tài chính, vấn đề không hạnh phúc trong hôn nhân hoặc không vui trong công việc.
Không phải tất cả căng thẳng đều có hại. Đôi khi phản ứng của cơ thể đối với căng thẳng có thể cứu mạng theo đúng nghĩa đen bằng cách kích hoạt phản ứng là “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Đây là một cơ chế sinh tồn được phát triển để giúp mọi người phản ứng nhanh chóng với các tình huống sinh tử.
Đây là những gì xảy ra khi bạn rơi vào tình trạng căng thẳng cao độ, theo Harvard Health Publishing:
Trung tâm chỉ huy của não bộ, vùng dưới đồi, giải phóng các hormone gây căng thẳng, chẳng hạn như cortisol và adrenaline. Những thứ này giúp cơ thể bạn hoạt động để giúp bạn thoát khỏi nguy hiểm (chạy trốn) hoặc đứng vững (chiến đấu).
Triệu chứng căng thẳng
Theo Harvard Health Publishing, khi căng thẳng ập đến, cơ thể sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Vì vậy người bị căng thẳng thở nhanh hơn để phổi có thể hấp thụ càng nhiều oxy càng tốt. Lượng oxy bổ sung được gửi đến não để giúp cải thiện sự tỉnh táo của chúng ta. Cơ thể cũng giải phóng lượng đường và chất béo được lưu trữ trong máu để đốt cháy thêm năng lượng.
Một số biểu hiện có thể xảy ra khi bị căng thẳng như:
-Có thể mất màu, đỏ mặt hoặc đổ mồ hôi.
-Bàn tay và bàn chân trở nên lạnh và ẩm ướt.
-Đồng tử của bạn có thể giãn ra.
-Cơ bắp co giật.
-Cơ thể không cảm thấy đau trong thời điểm này.
-Một số người mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột trong những tình huống căng thẳng cao độ.
Tuy nhiên, nếu bị căng thẳng mãn tính, cơ thể có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe mãn tính như: huyết áp cao, ảnh hưởng tim, nguy cơ bệnh tiểu đường, dễ bị béo phì, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như : trầm cảm và lo lắng
Căng thẳng mãn tính cũng có thể biểu hiện dưới dạng sức khỏe thể chất như:
-Bệnh tiêu chảy,Táo bón hoặc các vấn đề về dạ dày, Nhức đầu, Mệt mỏi, Hay quên, Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều, Dễ bị đau ốm thường xuyên hơn bình thường vì căng thẳng làm suy yếu hệ thống miễn dịch . Căng thẳng mãn tính cũng có thể tạo tiền đề cho sự lo lắng và trầm cảm , tăng trầm trọng thêm bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào.
Có nhiều cách lành mạnh để giảm căng thẳng như hoạt động thể chất thường xuyên là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ cho căng thẳng, tập thể dục 150 phút mỗi tuần.
Tập thể dục là thúc đẩy giải phóng các hóa chất “dễ chịu” trong cơ thể bạn, giúp chống lại căng thẳng,duy trì cân nặng bình thường, người bị căng thẳng thường hay chọn thực phẩm không lành mạnh vì vậy sẽ bị tăng cân.
Thegioi365ngay