Ngủ ngáy có thể là dấu hiệu một số nguy cơ sức khỏe, ngủ ngáy còn là do mắc các bệnh như dị ứng, nghẹt mũi, amidan quá lớn, hoặc có thể là do các dị tật bẩm sinh gây ra như hẹp cổ họng, cuống lưỡi lớn, cuống họng quá dài, chân lưỡi dày…
Người mắc bệnh ngủ ngáy cũng có thể liên quan một số nguy cơ sức khỏe.
Trẻ em bị ngủ ngáy thường khó đi vào giấc ngủ, ngủ không say, không sâu, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, do não bị thiếu oxy khi ngủ. Ngủ ngáy ở trẻ em còn có thể gây ra tình trạng ngưng thở lúc ngủ.
Đối với người lớn, khi mắc bệnh ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ, do các phần mềm, niêm mạc cuống họng làm khí quản bị nghẹt, sẽ dẫn đến phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Một người mắc bệnh ngủ ngáy sẽ có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao hơn. Ở mức độ nghiêm trọng, ngủ ngáy còn có thể làm xáo trộn sóng điện não, làm giảm trí nhớ , tinh thần mệt mỏi …
Bên cạnh đó, người mắc bệnh ngủ ngáy cũng có nguy cơ bị các bệnh khác như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, đột quỵ trong lúc ngủ.
Nguyên nhân ngủ ngáy còn do thừa cân, béo phì.
Nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao một cách thường xuyên và đều đặn sẽ giúp giảm và duy trì cân nặng ổn định, đồng thời còn giúp tăng lượng oxy lên não.
Trước khi ngủ không uống rượu bia trước lúc ngủ khoảng 4 tiếng.
Việc sử dụng thuốc an thần có thể khiến các cơ bắp cuống họng chùng xuống, gây ra hiện tượng ngáy lúc ngủ. Do đó, không nên sử dụng thuốc an thần hoặc bất kỳ loại thuốc nào có tác dụng như vậy trước lúc ngủ.
Hạn chế ăn nhiều vào bữa tối, để tránh tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
Ngủ ngáy nguyên nhân còn do bị viêm mũi dị ứng.
Để giảm tình trạng ngáy lúc ngủ, nên nằm nghiêng và giữ đầu cao để dễ thở hơn.
Trong trường hợp có biến chứng ở tim hoặc phổi, người bệnh cần được đeo máy bơm không khí cao áp, để đưa không khí vào mũi và phổi, giúp quá trình thở diễn ra được bình thường. Ngủ ngáy do nhiều nguyên nhân, người bị bệnh ngủ ngáy nặng nên gặp bác sĩ để tìm phương pháp chửa trị.
Thegioi365ngay